Chào mừng các bạn đến với forum 12a
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng các bạn đến với forum 12a


 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

Share | 
 

 kt 1 tiết địa ai cần thì lấy

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
hoangkhuong_md*
Hiệu truởng
Hiệu truởng
hoangkhuong_md*

Points : 140
Thanked : 4
Join date : 27/09/2011
Age : 29
Đến từ : ĐÔNG SƠN Kingdom

kt 1 tiết địa ai cần thì lấy Empty
Bài gửiTiêu đề: kt 1 tiết địa ai cần thì lấy   kt 1 tiết địa ai cần thì lấy EmptyThu Jan 31, 2013 1:02 pm

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA MỘT TIẾT ĐỊA_mai dại ca
Câu 1: Chứng minh dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí?
TL: Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí
- Giữa đồng bằng với trung du và miền núi.
+ Đồng bằng: chiếm 25% diện tích nhưng chiếm 75% dân số, mật độ dân số cao.
+ Trung du miền núi: chiếm 75% diện tích nhưng chỉ chiếm 25% dân số, mật độ dân số thấp.
- Giữa thành thị với nông thôn:
+ Nông thôn chiếm 73,1% (2005), có xu hướng giảm.
+ Thành thị chiếm 26,9% (2005), có xu hướng tăng.
Câu 2: Trình bày những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta, tại sao việc làm là vấn đề kinh tế, xã hội lớn của nước ta.
TL: nguồn lao động
Thế mạnh:
- Nước ta có nguồn lao động dồi dào, chiếm 51,2% tổng số dân. (42,53 triệu người)
- Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động.
- Người lao động chịu khó, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất phong phú với truyền thống của dân tộc được tích luỹ qua nhiều thế hệ.
- chất lượng lao động đang ngày được nâng cao.
Hạn chế:
- Nguồn lao động chưa qua đào tạo còn nhiều.
- Lao động có trình độ cao còn ít.
* Việc làm là vấn đề kinh tế, xã hội lớn của nước ta vì:
Sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất, dịch vụ đã tạo ra mỗi năm gần 1 triệu việc làm mới. Tuy nhiên tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt. Năm 2005, tính trung bình cả nước, tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%, tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1%. Ở khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, ở nông thôn là 1,1%; tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%, ở nông thôn là 9,3%.
Câu 3: Trình bày những ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển hinh tế, xã hội nước ta.
TL: tích cực:
- Đô thị hoá có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhà nước.
- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Hạn chế: quá trình đô thị hoá cũng nảy sinh những hậu quả như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội....cần phải có kế hoạch khắc phục.
Câu 4: CM cơ cấu nền kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch theo ngành:
TL: chuyển dịch trong cơ cấu GDP
- Giảm tỉ trong khu vực I,
- Tăng tỉ trọng khu vực II.
- KV III chiếm tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định
* chuyển dịch cơ cấu nội bộ từng ngành
- KV I
+ Tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản (8,7% - 24,8%)
+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp (năm 1990: 83,4% - 2005: 71,5%)
Trong đó: + Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt
+ Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi
- KV II
+ Giảm tỉ trọng ngành khai khoáng
+ Tăng tỉ trọng ngành chế biến
+ Tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng.
- KV III
+ Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời.
+ Kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị có bước tăng trưởng khá
* Nguyên nhân:
- do tác động của công cuộc đổi mới đất nước.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
- Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế.
Câu 5: So sánh đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hoá và nền nông nghiệp cổ truyền?
Tiêu chí nông nghiệp cổ truyền nông nghiệp hàng hoá
mục đích tự cấp, tự túc, người dân quan tâm nhiều đến sản lượng. người nông dân quan tâm đến thị trường, năng xuất lao động và lợi nhuận.
quy mô nhỏ lớn
trang thiết bị công cụ thủ công sử dụng máy móc hiện đại
hướng chuyên môn hoá sản xuất nhỏ, manh mún và đa canh sản xuất hàng hoá chuyên môn hoá, có liên kết giữa công, nông nghiệp
hiệu quả năng xuất lao động thấp, vật nuôi cây trồng kém phát triển năng xuất cao
phân bố những vùng có điều kiện sản xuất nông nghiệp còn khó khăn những vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá, gần các thành phố.
Câu 6: Tại sao CN thực phẩm lại trở thành nền công nghiệp trọng điểm của nước ta?
TL: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trở hành nền CN trọng điểm của nước ta vì:
- Là ngành có thế mạnh lâu dài:
+ Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú như lương thực được cung cấp bởi 2 ĐB lớn (ĐBSH và SCL), các sản phẩm chăn nuôi ở các khu vực ĐB và trung du, thuỷ sản được cung cấp bởi các vùng ven biển và đồng bằng.
+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước.
+ Cơ sở vật chất được chú trọng đầu tư.
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao:
+ Không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng lại thu hồi vốn nhanh.
+ Chiếm tỉ trọng khá cao trong giá trị sản lượng CN cả nước và giá trị xuất khẩu.
+ Giải quyết nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
- Tác động đến các ngành kinh tế khác.
+ Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên môn hoá nông nghiệp.
+ Đẩy mạnh phát triển các ngành ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí.
Câu 7: Tại sao công nghiệp năng lượng lại trở thành nền công nghiệp trọng điểm của nước ta.
TL: Công nghiệp năng lượng trở thành nền công nghiệp trọng điểm của nước ta vì;
- Là ngành có thế mạnh lâu dài:
+ Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú: than (miền Bắc), khí đốt, dầu (ĐNB), có nguồn thuỷ năng dồi dào (Sông Hồng, sông Đồng Nai)
+ Cơ sở vật chất, kĩ thuật được chú trọng đầu tư.
+ Thị trường tiêu thụ, phục vụ sản xuất trong nước.
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Bất cứ một ngành sản xuất hiện đại nào cũng cần đến năng lượng và tỉ trong sản xuất công nghiệp trong nước cũng ngày càng tăng lên.
+ Giải quyết được nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều người lao động
- Tác động đến các ngành kinh tế khác.
+ Thúc đẩy tất cả các ngành phát triển.
+ Trong công nghiệp: CN Năng lượng vừa tạo ra nguyên liệu (dầu mỏ, xăng, hoá chất) vừa tạo ra nguồn nhiên liệu cho các ngành cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, điện tử,...
+ Trong nông nghiệp: cung cấp nhiên liệu cho các máy móc vận hành,
Câu 8: tại sao nói điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phân bố ngành thuỷ sản nước ta?
TL: ĐKTN ảnh hưởng lớn đến sự phân bố ngành thuỷ sản nước ta vì:
Thuận lợi:
- Nước ta có đường bờ biển dài 3260Km.
- có vùng đặc quyền kinh tế rộng.
- có nguồn lợi hải sản phong phú.
- có nhiều ngư trường lớn: HP-QN, Ninh Thuận, Bình thuận - Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên Giang, quần đảo TS- Hoàng Sa.
- Có nhiều đầm phá, bãi biển, rừng ngập mặn.
- Có nhiều sông suối, ao, hồ.
Khó khăn:
- Thiên tại, bão, lũ lụt. Hàng năm có từ 9-10 cơn bão trong đó có 3-4 cơn bão đổ bộ vào đất liền nước ta.
- ở một số vùng biển, môi trường bị suy thoái, làm chết nhiều loài thuỷ sản quý hiếm.
Câu 9: điều kiện KT-XH có ảnh hưởng đến sự phân bố ngành thuỷ sản.
TL: Vì
Thuận lợi:
- Dân cư có nhiều kinh nghiệm về đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản.
- Các phương tiện đánh bắt ngày càng được cải tiến.
- Dịch vụ chế biến thuỷ sản ngày càng được mở rộng.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Chính sách khuyến ngư của nhà nước.
Khó khăn
- Các phương tiện chưa được hiện đại không đáp ứng nhu cầu.
- Hệ thống cảng cá chưa đáp ứng nhu cầu.
- Công nghiệp chế biến cong hạn chế.

Chữ Ký
Về Đầu Trang Go down
 

kt 1 tiết địa ai cần thì lấy

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» đề cương ÔN TẬP SỬ _kiểm tra 1 tiết đây(cực sát đề)
» đề cương ÔN TẬP SỬ _kiểm tra 1 tiết đây(cực sát đề)
» đề cương ÔN TẬP SỬ _kiểm tra 1 tiết đây(cực sát đề)
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chào mừng các bạn đến với forum 12a :: Góc học tập! :: Địa lí-