Chào mừng các bạn đến với forum 12a
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng các bạn đến với forum 12a


 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

Share | 
 

 đề cương sử ôn tập học kì đây!!!!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Từ Mai_heo
Lớp phó
Lớp phó
Từ Mai_heo

Points : 127
Thanked : 5
Join date : 03/10/2011
Age : 28
Đến từ : vương quốc trái tim

đề cương sử ôn tập học kì đây!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: đề cương sử ôn tập học kì đây!!!!   đề cương sử ôn tập học kì đây!!!! EmptySun Dec 11, 2011 2:06 pm

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ

Câu 1: Trình bày nguyên nhân của cuộc CTTG I ?
Trả lời:
Nguyên nhân của cuộc CTTG I
- Nguyên nhân sâu xa
Cuối TK XIX đầu TK XX, sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị của CNTB đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
Mâu thuẫn thuộc địa giữa các nước đế quốc ngày càng gay gắt ==> các cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa liên tiếp nổ ra.
Đầu TK XX, ở Châu Âu hình thành hai khối quân sự đói lập nhau: Phe liên minh và phe hiệp ước.
- Nguyên nhân trực tiếp
28-6-1914, thái tử Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a. Giới quân phiệt Đức, Áo chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh.

Câu 2: Trình bày kết cục của CTTG I?
Trả lời:
Kết cục của CTTG I
CTTG I kết thúc với sự thắng lợi của phe hiệp ước
CTTG I đã để lại những hậu quả nặng nề:
- Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ.
- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la.
- Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ buôn bán vũ khí, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần.
- Thắng lợi của CMT 10 Nga và sự thành lập nhà nước Xô viết đã đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
Tính chất: Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

Câu 3: Em hãy trình bày tình hình nước Nga trước cánh mạng?
Trả lời:
Chính trị: Sau cách mạng 1905-1907, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II với những tàn tích phong kiến nặng nề.
Kinh tế: Năm 1914, Nga hoàng tham gia các cuộc chiến tranh đế quốc gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước: Nền kinh tế lạc hậu, suy sụp, tiêu điều.
Xã hội: Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, nước Nga tồn tại hơn 100 dân tộc.
==> Nước Nga tập trung nhiều mâu thuẫn của mọi thời đại, nguy cơ đang đứng trước một cuộc cách mạng.



Câu 4: Vì sao vào năm 1917 ở nước Nga lại diễn ra hai cuộc cách mạng?
Trả lời:
Vào năm 1917 ở nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng vì:
Trước năm 1917, Nga là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II. Sự tồn tại của chế độ này và những tàn tích phong kiến đã làm cho nền kinh tế Nga ngày càng kiệt quệ, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn.
- Cuộc cách mạng tháng 2-1917 bùng nổ ở Nga để lật đổ chế độ Nga hoàng và thành lập nhính phủ lâm thời. Tuy cách mạng tháng 2 thành công nhưng lại tồn tại hai chính quyền song song là chính phủ tư sản lâm thời dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài. Trước tình hình đó, Lê-nin và đảng Bônsêvich đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm thên một cuộc cách mạng để lật đổ chính phủ tư sản lâm thời. Đó chính là cách mạng tháng 10 Nga.

Câu 5: Trình bày ỹ nghĩa của cách mạng tháng 10 Nga?
Trả lời:
ỹ nghĩa của cách mạng tháng 10 Nga:
- Đối với nước Nga
+ CMT 10 đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga.
+ Một kỉ nghuyên mới đã mở ra trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nông dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
- Đối với thế giới:
+CMT 10 Nga đã làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.
+ Cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học quý cho phong trào cách mạng của công nhân, nhân dân lao động và cách dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
- Ảnh hưởng của CMT 10 Nga tới Việt Nam.
+ Sau CM, Nga đi theo con đường XHCN ==> Hồ chủ tịch cũng đã chọn con đường này để đưa nước ta được giải phóng. CMT 10 Nga đã để lại nhiều bài học quý giá cho CM Việt Nam noi theo.

Câu 6: Sau CTTG I, trật tự thế giới mới được thiết lập như thế nào?
Trả lời:
- Sau khi CTTG kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở vécai (1919-1920) và oasinhton (1921-1922) để kí kết hòa ước và các hiệp ước.
- Mục tiêu: Phân chia quyền lợi và kí các hiệp ước.
==> Một trật tự thế giới mới được thiết lập, đó là trật tự vecsai-oasinhton: theo hệ thống này: các nước thắng trận Anh, Pháp, Mĩ, Nhật giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch với các nước bại trận đặc biệt là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.
- Thành lập hội Quốc liên nhằm duy trì trật tự thế giới mới với sự tham gia của 44 quốc gia.


Câu 7: nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng koảng kinh tế 1929-1933?
Trả lời:
Nguyên nhân
Do sản xuất ồ ạt, việc chạy theo lợi nhuận không tương xứng với việc cải thiện đời sống cho người lao động.
==> 10-1929, cuộc khủng koảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ.
Hậu quả:
- Về kinh tế: bị tàn phá nghiêm trọng.
- Về xã hội: đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.
- về chính trị: rối loạn.
==> đe dọa nghiêm trọng tới sự tồn tại của CNTB.

Câu 8: Những năm 1933-1939 chính phủ Hítle thực hiện những chính sách về kinh tế, chính trị như thế nào?
Trả lời:
Những chính sách của chính phủ Hítle:
Về chính trị:
- Từ năm 1933, chính phủ Hítle ráo riết thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái tiến bộ.
- 1934, tổng thống Hin-đen-bua qua đời, Hítle tuyên bố hủy bỏ hiến pháp Vaima, tự sưng là quốc trưởng suốt đời, nền cộng hòa vaima hoàn toàn sụp đổ.
Về kinh tế:
- Chính quyền phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập chung phục vụ cho nhu cầu quân sự.
- 7-1933, thành lập tổng Hội đồng kinh tế để điều hành hoạt động của các ngành kinh tế ==> các ngành kinh tế được phục hồi và phát triển.
- 1938, tổng sản lượng công nghiệp tăng 28% và vượt qua một số nước Châu Âu.
Về đối ngoại:
- Tăng cường các hoạt động chuẩn bị cho chiến tranh.
- 10-1933, Đức tuyên bố rút khỏi hội quốc liên để được tự do hành động.
- 1935, ban hành lệnh tổng động viên, tuyên bố thành lập đội quân thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở Châu Âu.
- Đức trở thành một trại lính khổng lồ, chuẩn bị các kế hoạch gây chiến tranh xâm lược.

Câu 9: tình hình nước Mĩ trong những năm 1929-1933 và chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven?
Trả lời:
Nước Mĩ trong những năm 1929-1933:
- 10-1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bủng nổ ở Mĩ.
Cuộc khủng hoảng bắt đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngày 29-10-1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Niu- oóc giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt 80%.
==> cuộc khủng hoảng đã phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp của Mĩ.
Chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven:
- Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng, Tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lính vực kinh tế - Tài chính, CT - XH.
Nội dung của chính sách:
- Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế.
- Thực hiện giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi phát triển kinh tế thông qua các đạo luật: ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.
Tác động của chính sách: chính sách mới đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cuộc khủng hoảng.
- cứu trợ người thất nghiệp.
- Tạo việc làm, khôi phục sản xuất.
- Xoa dịu mâu thuẫn quốc gia, làm cho Mĩ vẫn duy trì chế độ DCTS.
Chính sách đối ngoại:
- Đề ra chính sách láng giềng thân thiện với các nước Mĩ-lating.
- Thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
- Giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự ngoài nước.

Chữ Ký
Về Đầu Trang Go down
Từ Mai_heo
Lớp phó
Lớp phó
Từ Mai_heo

Points : 127
Thanked : 5
Join date : 03/10/2011
Age : 28
Đến từ : vương quốc trái tim

đề cương sử ôn tập học kì đây!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: đề cương sử ôn tập học kì đây!!!!   đề cương sử ôn tập học kì đây!!!! EmptySun Dec 11, 2011 2:11 pm

nhớ thank mình nha. hi hi
Chữ Ký
Về Đầu Trang Go down
Tuan.Zenki
Hiệu truởng
Hiệu truởng
Tuan.Zenki

Points : 369
Thanked : 12
Join date : 16/09/2011
Age : 28
Đến từ : Đông Ngũ Xi-Ty

đề cương sử ôn tập học kì đây!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: đề cương sử ôn tập học kì đây!!!!   đề cương sử ôn tập học kì đây!!!! EmptyTue Dec 13, 2011 11:46 am

ừk thì tks. hehe. bóc tem!!hj:D
Chữ Ký
Về Đầu Trang Go down
https://khoi12hd.forumvi.com
hoangkhuong_md*
Hiệu truởng
Hiệu truởng
hoangkhuong_md*

Points : 140
Thanked : 4
Join date : 27/09/2011
Age : 29
Đến từ : ĐÔNG SƠN Kingdom

đề cương sử ôn tập học kì đây!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: đề cương sử ôn tập học kì đây!!!!   đề cương sử ôn tập học kì đây!!!! EmptyFri Dec 16, 2011 2:28 am

thank thank!!!!!!!!!
Chữ Ký
Về Đầu Trang Go down
Từ Mai_heo
Lớp phó
Lớp phó
Từ Mai_heo

Points : 127
Thanked : 5
Join date : 03/10/2011
Age : 28
Đến từ : vương quốc trái tim

đề cương sử ôn tập học kì đây!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: đề cương sử ôn tập học kì đây!!!!   đề cương sử ôn tập học kì đây!!!! EmptyFri Apr 20, 2012 7:16 am

hj
Chữ Ký
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




đề cương sử ôn tập học kì đây!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: đề cương sử ôn tập học kì đây!!!!   đề cương sử ôn tập học kì đây!!!! Empty

Chữ Ký
Về Đầu Trang Go down
 

đề cương sử ôn tập học kì đây!!!!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Đề cương ôn tập địa đây
» Đề cương ôn tâph học kì II cn
» Nam Cường - Khó - DJ Zenki
» đề cương ÔN TẬP SỬ _kiểm tra 1 tiết đây(cực sát đề)
» đề cương ÔN TẬP SỬ _kiểm tra 1 tiết đây(cực sát đề)
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chào mừng các bạn đến với forum 12a :: Góc học tập! :: Lịch sử-